Đang gửi...
Đang tải...

Viện Nghiên cứu Da – Giầy cũng đã mời Trung tướng Phạm Tuân về gặp gỡ và chia sẻ trong ngày 27/7

  Ngày đăng: 27/07/2023

Ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7 là ngày Lễ kỷ niệm được tổ chức hàng năm nhằm tưởng niệm những người thương binh liệt sĩ đã hy sinh, mất mát qua những cuộc chiến. Viện Nghiên cứu Da – Giầy cũng đã mời Trung tướng Phạm Tuân về gặp gỡ và chia sẻ để mọi người hiểu sâu hơn những khó khăn và gian nan để trời thành một phi công giỏi trong và cũng như trong Chiến dịch phòng không 12 ngày đêm năm 1972.

Cuộc đời ai cũng có cơ hội, nhưng không có những yếu tố bên trong mà mình chuẩn bị trước thì không thể nào tận dụng được cơ hội đó. Với Trung tướng Phạm Tuân, không hẳn số phận đã tạo cho ông những yếu tố ban đầu để ông có thể dễ dàng trở thành một phi công. Vào bộ đội rồi, khi dự thi tuyển phi công năm 1965 thì ông đã không được chọn do bị hở van tim bẩm sinh, nên đã phải sang Liên Xô học thợ máy ở thành phố Krasnodar.

Trong thời gian đó, Phạm Tuân vẫn không ngừng rèn luyện và tự hoàn thiện sức khỏe của mình đến mức, năm 1966, khi tổ chức cần tuyển chọn thêm một người đi học làm phi công lái máy bay, Phạm Tuân đã được chọn vì các bác sĩ Xô viết đã chứng thực rằng, cho tới thời điểm đó, sức khỏe của ông đã đạt chuẩn mực. Không nhiều người có thể hoàn thiện sức khỏe của mình như ông.

Viện Nghiên cứu Da – Giầy và Trung tướng Phạm Tuân trong một cuộc gặp gỡ. 

Sau này, khi tuyển phi công Việt Nam để đào tạo trở thành phi công vũ trụ, Phạm Tuân cũng không có tên trong danh sách ban đầu. Thế nhưng, khi được đưa vào để dự tuyển thì ông lại là người được chọn sau những vòng khám rất kỹ từ phía bạn. Trong quá trình tập bay vũ trụ, Phạm Tuân đã rèn luyện thêm cho mình tính kiên trì và tỉ mỉ. Ông kể: “Khi còn là phi công chiến đấu, thì phong cách hành xử lúc nào cũng sôi động. Khi học làm phi công vũ trụ, phải tự rèn luyện mình quy củ, ngăn nắp trở lại”. 

Trung tướng Phạm Tuân kể lại Chiến dịch phòng không 12 ngày đêm năm 1972

Câu chuyện về những chiến công của Trung tướng Phạm Tuân trong Chiến dịch phòng không 12 ngày đêm năm 1972 đã được phổ cập rộng rãi từ nhiều năm nay. Vào đêm 27-12-1972, ông đã bắn rơi một máy bay B-52 của Mỹ, trở thành người đầu tiên bắn hạ được loại máy bay này từ trên không và trở về an toàn. Với thành tích này, ngày 3-9-1973, Thượng úy Biên đội trưởng Phạm Tuân đã được phong danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Khi đó, ông thuộc quân số của Đại đội 5, Trung đoàn 921, Sư đoàn 371.

Tháng 7-1980, Phạm Tuân cùng với nhà du hành vũ trụ Xô viết Viktor Gorbatko bay vào không gian trên tàu Soyuz từ sân bay Baikonur (nay thuộc nước Cộng hòa Kazakhstan). Ông đã thực hiện nhiệm vụ của mình cho tới ngày 31-7 mới trở về, sau 142 vòng bay quanh trái đất. Trong toàn bộ thời gian trên quỹ đạo, Phạm Tuân đã tiến hành nhiều thí nghiệm khoa học. Ông cũng chụp ảnh Việt Nam từ quỹ đạo trái đất. Với thành tích này, ngay trong năm 1980, ông được trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động Việt Nam, kèm theo Huân chương Hồ Chí Minh. Khi đó, Trung tá Phạm Tuân đang ở tuổi 33. Và cũng trong năm 1980, Phạm Tuân đã vinh dự trở thành một trong những người nước ngoài đầu tiên được trao tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô, kèm theo Huân chương Lênin.

Trong cuộc trò chuyện với Viện Nghiên cứu Da – Giầy, trước câu hỏi “Làm sao để được trở thành Anh hùng?”, Trung tướng Phạm Tuân vẫn nói một cách rất giản dị: “Thì tôi vẫn nói rằng tôi may. Nhưng có lẽ may ở đây là nói theo cách đơn sơ, đúng ra là thời cơ. Thời cơ cho mọi người là như nhau, gặp địch như nhau, nhưng anh nào bản lĩnh tốt hơn thì tìm được chiến thắng. Cùng một trận chiến, có người đánh được có người không. Đó là do bản lĩnh. Bản lĩnh gồm ý chí và biết làm. Có ý chí, mong lắm, phải bắn được địch, nhưng làm thế nào bắn được nó? Anh chỉ có ý chí, quyết tâm thì không làm được. Ngược lại, anh tài thật nhưng không có ý chí, gặp địch sợ rồi thì làm sao được? Hai yếu tố kết hợp với nhau, ý chí và cách làm là hai yếu tố then chốt thể hiện bản lĩnh. Ý chí và cách làm, biết đánh và biết thắng”.

 

Tin khác

Từ điển chuyên ngành da giày

Từ điển chuyên ngành da giày

Thư viện ảnh

Thư viện ảnh

Hỏi đáp

Hỏi đáp